Nguyên nhân bé bị nôn trớ và phương pháp xử lý hiệu quả

May 10, 2023

Hiện tượng nôn trớ là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nó vẫn khiến cho không ít cha mẹ lo lắng là sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu. Cùng Kabrita tìm hiểu nguyên do làm trẻ bị nôn trớ cũng như cách thức giải quyết hiệu quả trong bài viết sau nhé!

1. Triệu chứng trẻ bị nôn trớ

Nôn trớ là hiện trạng các chất có trong dạ dày của trẻ, bao gồm cả sữa và dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng. Thông thường sau khi trẻ bú sữa, vặn mình hoặc chơi đùa thì sẽ gặp phải tình trạng nôn trớ đi kèm với các dấu hiệu như ho, nấc cụt, hoặc có thể nghiêm trọng hơn là nôn nhiều phun thành vòi, trẻ nôn trớ ra dịch màu vàng, quấy khóc nhiều, khó chịu, khó ngủ, bỏ bú…

2. Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ

Có nhiều lý do khiến cho trẻ bị tình trạng nôn trớ, có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như sau:

2.1 Do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Do đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, chưa được phát triển đầy đủ, đây là một trong những nguyên do chủ yếu khiến tình trạng nôn trớ xảy ra ở trẻ. Khi còn nhỏ, dạ dày của con sẽ nằm ngang, cơ vòng giữa dạ dày và thực quản (tâm vị) còn yếu nên rất dễ khiến cho trẻ bị nôn trớ khi bị đầy hơi hoặc là trẻ quá no.

Đường tiêu hóa chưa hoàn thiện là một trong những lý do làm cho trẻ dễ bị nôn trớ.

2.2 Do bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ

Sau đây là những bệnh lý gây nên hiện tượng nôn trớ ở trẻ:

- Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân là do cơ thắt phía đầu trên của dạ dày không được đóng kín, khiến cho trẻ hay bị nôn trớ về đêm, nôn trớ liên tục, ợ nóng, ho,...

- Viêm dạ dày: Viêm dạ dày làm cho hiện tượng trẻ bị nôn trớ xảy ra nhiều (khoảng từ 10 - 30 phút/lần trong 1 - 12 giờ), kèm theo các triệu chứng như sốt cao, đau bụng và tiêu chảy.

- Tắc ruột: Tình trạng tắc ruột ở trẻ sẽ làm đường ruột bị xoắn lại,không những làm trẻ bị nôn trớ mà còn gây đau bụng, nôn ra mật xanh vàng, da tái xanh, trẻ đổ mồ hôi rất nhiều.

- Lồng ruột: Hiện tượng lồng ruột có nghĩa là khúc ruột phía trên di chuyển rồi chui vào khúc ruột bên dưới và xảy ra ngược lại, điều đó có thể gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi trẻ bị lồng ruột, sẽ xuất hiện hiện tượng nôn trớ, lười bú, đau gập bụng, làm trẻ không đi ngoài được.

- Ngộ độc thức ăn: Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ khiến trẻ nôn trớ rất nhiều, nôn ra dịch màu vàng nhưng không bị sốt, đi kèm với tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi... và hiện tượng nôn thường xuất hiện sau khoảng từ 2 - 12 giờ kể từ khi trẻ ăn uống.

2.3 Do thực đơn ăn uống

Trẻ ăn hoặc bú quá no: Nếu trẻ bú sữa hoặc ăn quá no làm cho dạ dày của trẻ bị đầy và phải đẩy phần thức ăn còn dư ra bên ngoài, từ đó khiến trẻ bị nôn trớ.

Trẻ bú bình sai cách: Đối với bé bú bình, mẹ cho con bú sữa không đúng cách sẽ làm cho trẻ nuốt nhiều khí, gây ra hiện tượng đầy bụng và nôn trớ ở trẻ.

Trẻ không dung nạp sữa bò công thức: Có một số trường hợp trẻ nhỏ không tiêu hóa được đạm trong sữa bò nên dễ bị rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ bị nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, bỏ bú, chán ăn và quấy khóc.

3. Những biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng nôn trớ ở trẻ

Cho trẻ bú lượng sữa phù hợp với từng độ tuổi: Mẹ nên cho trẻ bú đúng lượng sữa theo nhu cầu và độ tuổi của con, khi trẻ đã no thì không nên ép trẻ bú thêm.

Cho trẻ bú tư thế đúng: Với trẻ còn bú sữa mẹ, mẹ nên cho con bú bên trái trước rồi mới đến bên phải để sữa dễ dàng đi xuống dạ dày, không gây nên hiện tượng nôn trớ. Còn với trẻ bú bình, khi trẻ bú sữa thì mẹ nên đặt trẻ ở tư thế cao đầu, nghiêng bình sữa để sữa chảy đầy phần núm vú, ngăn chặn tình trạng bé nuốt phải nhiều khí dư.

Không được cho bé nằm ngay sau khi vừa bú sữa: Khi trẻ bú sữa no, mẹ nên vỗ ợ hơi và bế trẻ thẳng đứng khoảng từ 10 - 15 phút rồi mới đặt cho con nằm.

Xây dựng thực đơn ăn uống thích hợp cho trẻ: Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, thì trẻ đã có thể ăn được các loại thức ăn như người lớn, mẹ nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa vào khẩu phần ăn dặm của con như sữa chua, cháo, khoai lang, bơ, chuối, rau xanh,...

Bố mẹ nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa vào khẩu phần ăn dặm của con.

Chọn sữa dê công thức thay cho sữa bò (trường hợp trẻ bị mẫn cảm với sữa bò): Đối với những trẻ chỉ mẫn cảm với sữa bò, sữa dê là một lựa chọn thay thế hoàn hảo khi sữa dê có thành phần tự nhiên, vô cùng lành tính, rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn yếu và chưa hoàn thiện của trẻ.

Tóm lại, tình trạng trẻ bị nôn trớ tuy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng bố mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý để kịp thời khắc phục. Hy vọng rằng, qua bài viết trên mẹ sẽ cách xử lý hiệu quả và chăm sóc con đúng cách để bảo vệ sức khỏe cũng như sự phát triển cho con yêu mẹ nhé!

>> XEM TẠI ĐÂY: https://www.kabrita.vn/blogs/meo-vat-cham-be/tre-so-sinh-bi-day-hoi-kho-tieu-phai-lam-sao

Related Posts

No items found.

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form